Chào các bạn, hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn tóm tắt cách chuyển đổi từ chuẩn ổ cứng MBR sang GPT và ngược lại mà không cần cài lại windows,
Chuyển đổi ổ cứng từ MBR sang GPT là việc cần làm nếu muốn cài đặt windows UEFI. MBR là định dạng ổ cứng dùng cho windows Legacy (có thể gọi là BIOS). Còn GPT là định dạng ổ cứng dùng cho Windows UEFI. Lợi thế của Windows UEFI là tính bảo mật tốt hơn, hỗ trợ ổ cứng dung lượng cao (lên đến 128TB).
Do cấu hình máy tính chúng ta càng ngày càng mạnh và lưu trữ dữ liệu càng lớn nên phải chuyển sang chuẩn GPT và thời gian sắp tới GPT sẽ thay thế hoàn toàn BIOS legacy truyền thống
MBR
- Ra đời từ 1983 trên các máy tính IBM
- Hỗ trợ ổ cứng tối đa 2 TB (2 000 GB)
- Hỗ trợ tới đa 4 phân vùng trên mỗi ổ đĩa
- Hỗ trợ tất cả các phiên bản HĐH Windows
- Có thể sử dụng trên cả máy tính dùng chuẩn BIOS hay UEFI
GPT
- Mới ra đời những năm gần đây
- Hỗ trợ ổ cứng tới 1 ZB ( 1 tỷ TB)
- Hỗ trợ tối đa 128 phân vùng ổ đĩa
- Chỉ hỗ trợ các phiên bản Windows 7, 8, 8.1, 10 64bit
- Chỉ hỗ trợ các máy tính dùng chuẩn UEFI
Các bạn lưu ý tất cả những tiến trình sẽ thực hiện trong windows pe, không thể thực hiện trực tiếp trên Windows !
1/ Điều kiện để chuyển đổi ổ cứng từ MBR sang GPT
Để chuyển định dạng ổ cứng sang GPT (Windows UEFI) thành công thì phải đảm bảo 2 điều kiện
- Máy tính bạn phải hỗ trợ UEFI (nếu không hỗ trợ chuyển sang GPT sẽ không vào được Windows nữa).
- Windows đang dùng phải là Windows 7/8/8.1/10 64 bit.
Muốn biết máy tính có hỗ trợ UEFI hay không bạn lần lượt làm theo các bước sau:
- Bạn vào Bios Setup, kiểm tra xem mục Boot mode có chữ UEFI (EFI) xuất hiện không?
- Tạo USB Boot bằng công cụ 1 click tạo usb boot uefi và legacy. Tạo usb boot vừa để kiểm tra xem máy có hỗ trợ UEFI hay không? Lại vừa dùng để phòng khi quá trình chuyển đổi bị lỗi. Tạo xong usb boot, khởi động lại máy tính. Bấm phím tắt để vào Boot Options (HP: F9, Dell: F12, Asus: ESC…). Xem Menu boot có dòng nào có chữ UEFI (EFI) không?
Lời khuyên: Cập nhật Bios lên phiên bản mới nhất (nếu có).
Để chuyển đổi ổ cứng sang GPT mà không mất dữ liệu, sử dụng phần mềm AOMEI Partition Assistant bản thương mại trên windows đang dùng. Tải phần mềm về và giải nén với password: anh-dv.com (nên dùng 7zip mới nhất hoặc winrar 5 trở lên)
2/ Hướng dẫn chuyển đổi ổ cứng từ MBR sang GPT không mất dữ liệu
Nhấp chuột phải vào ổ cần chuyển sang MBR, chọn Convert to GPT Disk.
Bạn sẽ nhận được thông báo là kiểm tra xem Motherboard của bạn có hỗ trợ UEFI không. Nếu không hỗ trợ, bạn không được chuyển định dạng ổ cứng sang GPT. Nếu máy tính bạn hỗ trợ UEFI, thì chọn Yes để chuyển đổi.
Chọn Proceed để thực hiện, và chọn Yes để xác nhận. Quá trình chuyển đổi ổ cứng từ MBR sang GPT diễn ra rất nhanh và không bị mất dữ liệu. Chọn OK để khởi động lại máy tính. Nếu trường hợp bạn cài đặt Windows không chuẩn (không có phân vùng khởi động ở trước ổ C:). Aomei sẽ tự tạo cho bạn phân vùng khởi động 100Mb, quá trình có thể mất 3 bước, bạn cần đợi đến khi hoàn thành.
Lúc này, bạn cần vào BIOS SETUP để cài đặt Boot Mode là UEFI. Máy tính mình là HP EliteBook 8470 thì mình đặt Boot Mode là UEFI Hybrid (vừa boot UEFI, vừa boot CSM – Legacy). Vì vậy, mình không cần thiết lập Bios lại.
Kết luận
Trên đây là hướng dẫn chuyển đổi ổ cứng từ MBR sang GPT không mất dữ liệu. Quá trình chuyển đổi định dạng ổ cứng sang GPT phải được thực hiện trên Windows đang dùng. Điều quan trọng nhất là máy tính bạn phải hỗ trợ UEFI. Nên bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi chuyển đổi từ MBR sang GPT. Nếu bạn gặp phải bất cứ khó khăn nào, hay có vấn đề gì chưa hiểu thì vui lòng gửi bình luận bên dưới bài viết này để được giúp đỡ nhé. Các bạn cũng đừng quên Like Fanpage để theo dõi những bài viết mới nhất.