Bạn đã hiểu rõ mọi điều về giấy chưa? Tiền thân của giấy là gỗ. Các đoạn gỗ đưa vào xưởng giấy sẽ được đưa vào máy nghiền, qua giai đoạn nấu, đánh nhão, tẩy tắng làm thành bột giấy.
Sau đó qua máy xeo, ép gia nhiệt sấy khô cuối cùng ta được tờ giấy trắng. Tuy giấy không phải là vật sống nhưng cũng bị già. Để lâu như ở các loại sách báo cũ dần dần sẽ bị vàng. Có những tờ giấy bị nhũn đi, chỉ cần lật qua, trở lại mấy lần là bị rách nát. Vì sao vậy?
Sau khi gỗ biến thành tờ giấy, các sợi xenluloza “đã được yên chỗ”, giấy có độ dai đều dựa vào độ bền của sợi xenluloza. Khi đem giấy in báo, in sách, oxy của không khí có thể tác dụng dần dần với sợi xenluloza, các sợi xenluloza sau khi tác dụng với oxy sẽ dần dần bị vàng. Giấy còn có một loại kẻ thù không thể truy bắt được đó là ánh sáng; ánh sáng tác dụng với sợi xenluloza dưới dạng các phản ứng quang hoá có thể làm cho giấy được tẩy trắng quay về trạng thái vốn có là màu vàng.
Vì thế nên khi bảo quản lâu, sách báo sẽ bị vàng. Vì vậy trên các tủ sách ở thư viện, thường người ta có lắp kính thủy tinh màu. Các tia sáng đỏ, da cam, vàng bị các loại thủy tinh cùng màu hấp thụ cũng như gây phản xạ các phần ánh sáng khác.
Nhờ đó có thể giảm nhẹ tác dụng của ánh sáng đối với giấy.